PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP SƠN
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI

          Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng. Trong đó, nhiều tỉnh, thành phố có bệnh dại lưu hành trong nhiều năm và ghi nhận số ca tử vong do dại cao. Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2023 (10 trường hợp). Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn, 10-15 ngày. Trong đó, nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

          Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong là người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng kịp thời, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như các biện pháp phòng bệnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Tỷ lệ chó, mèo nuôi được tiêm vắc xin phòng dại còn thấp, chỉ đạt khoảng 50% tổng đàn dẫn đến gia tăng số ca bệnh dại trên động vật.

          Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, vết liếm lên vùng da bị tổn thương của động vật mang virus gây bệnh. Các biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong gần như 100% (cả người và động vật).

          Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.

1. Virus dại xâm nhập vào cơ thể người

          Ổ chứa virus dại trong tự nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Ngoài ra, còn có thể có ở loài dơi. Ở Việt Nam, chủ yếu virus dại lây qua đường tiếp xúc do động vật cắn, liếm lên vùng da bị tổn thương hoặc bị nước bọt bắn vào niêm mạc. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, virus dại sẽ theo dây thần kinh lên não với vận tốc khoảng 0.3mm/giờ, gây tổn thương thần kinh trung ương. Phần cuống não bị nhiễm trước tiên, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng đến phần vỏ não bị tổn thương. Virus nhân lên trong não, rồi di chuyển theo thần kinh đến các cơ quan khác như tuyến nước bọt, thận, phổi, tim, gan...

2. Một số đặc điểm thường gặp ở người bệnh

          Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi uống nước, giai đoạn sau có thể gây co thắt ở cổ và họng khi nhìn thấy hình ảnh nước nên người bệnh rất sợ nước, người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.

3. Cách nhận biết bệnh dại ở người theo từng thời kỳ

          Thời kỳ ủ bệnh: được tính từ khi bị chó (hoặc động vật mắc bệnh dại) cắn, liếm lên vùng da bị tổn thương đến khi phát bệnh, đây là khoảng thời gian quý báu để cứu sống người bệnh. Dấu hiệu của thời kỳ này gần như không có, nếu thời gian ủ bệnh ngắn thì dấu hiệu duy nhất là vết cắn, vết xước trên da. Vì vậy, người bị động vật cắn phải đi khám và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại ngay sau khi bị cắn là việc làm quan trọng nhất.

          Thời kỳ khởi phát: là các biểu hiện ban đầu của bệnh dại ở người trước khi phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, thay đổi tính tình, có thể có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn. Lưu ý rằng đến lúc này, đa phần bệnh nhân đã quên việc bị chó (hoặc động vật khác) cắn.

          Thời kỳ toàn phát: bệnh dại thường có 2 thể bệnh cơ bản là thể hung dữ và thể liệt:

          + Triệu chứng của bệnh dại ở người thể hung dữ hoặc co cứng: bệnh nhân sẽ biểu hiện một tình trạng kích thích tâm thần vận động, bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá lung tung và nhanh chóng tiến tới hôn mê và tử vong.

          + Triệu chứng của bệnh dại ở người thể liệt: hay gặp ở bệnh nhân bị chó dại cắn đã tiêm vắc xin nhưng tiêm phòng khá muộn, virus đã vào đến não gây bệnh. Bệnh nhân thường không có triệu chứng sợ nước, sợ gió.

          Ban đầu có thể thấy đau nhiều vùng cột sống, sau đó xuất hiện đầu tiên liệt chi dưới, sau đó rối loạn cơ vòng, rồi liệt chi trên. Khi tổn thương lan tới hành não, bệnh nhân sẽ xuất hiện liệt thần kinh sọ, ngừng thở và ngừng tim, tử vong. Diễn biến của bệnh khoảng 4-10 ngày.

          ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI, NGƯỜI DÂN CẦN THỰC HIỆN TỐT CÁC BIỆN PHÁP SAU:

          Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

          Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

          Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

          Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

          * Xử trí vết thương:

      - Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn (nếu có). Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương.

      - Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn. Không băng kín, đắp lá cây, dầu hỏa hoặc bất kì chất gì vào vết thương - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

      * Tiêm vắc-xin phòng uốn ván, phòng dại và kháng huyết thanh chống dại:

          Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để tiêm vắc-xin phòng uốn ván, vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại (nếu vết thương độ III) ngay sau bị chó mèo, cắn.

            * Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam - một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta k ... Cập nhật lúc : 7 giờ 42 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
CHƯƠNG TRÌNH TẶNG MŨ BẢO HIỂM CHO HỌC SINH LỚP 1 VỚI CHỦ ĐỀ “GIỮ TRỌN ƯỚC MƠ” ... Cập nhật lúc : 6 giờ 52 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ VIỆC HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG” ... Cập nhật lúc : 9 giờ 7 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nhằm trí ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng ngày 11/11/2023, được sự nhất trí của Ban chi ủy, Ban giám hiệu trường Tiểu học Hiệp Sơn phối hợp với công ty bảo hiểm Manulife và ... Cập nhật lúc : 9 giờ 2 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 20/10 của lớp 1E- Trường Tiểu học Hiệp Sơn cùng hưởng ứng ngày 20/10 qua tiết HĐTN ... Cập nhật lúc : 15 giờ 47 phút - Ngày 23 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Sau hơn một tháng triển khai mô hình thì những hiện tượng như ùn tắc, lộn xộn diễn ra trước cổng trường đã không còn. Mô hình đã tác động vào ý thức của 3 đối tượng đó là Nhà trường, phụ huy ... Cập nhật lúc : 8 giờ 56 phút - Ngày 23 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày hội hiến máu Hưởng ứng công văn của Phòng giáo dục và đạo tạo thị xã Kinh Môn, chiều 15 tháng 10, CBGVNV trường Tiểu học Hiệp Sơn đã tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện. Với thông đ ... Cập nhật lúc : 12 giờ 51 phút - Ngày 16 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Chiều ngày 09 tháng 10 năm 2023, Liên đội trường Tiểu học Hiệp Sơn tổ chức Đại hội Liên đội nhiệm kỳ năm học 2023 - 2024. Đến tham dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Thị Thu – Đảng ủy viên – Bí t ... Cập nhật lúc : 8 giờ 56 phút - Ngày 13 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Hiện nay dịch đau mắt đỏ đang bùng phát nhiều tỉnh trong nước. Thực tế trường ta và một số trường trên địa bàn thị xã có nhiều học sinh có dấu hiệu bị bệnh đau mắt đỏ; Để hạn chế lây lan và ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 12 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Hoà chung không khí vui tươi của học sinh, sinh viên trên toàn quốc, sáng ngày 5/9, trường Tiểu học Hiệp Sơn tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023- 2024 ... Cập nhật lúc : 0 giờ 11 phút - Ngày 8 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
123456789101112
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề kiểm tra môn tin học cuối học kỳ II năm học 2016-2017
Đề kiểm tra Toán + Tiếng Việt lớp 3 cuối học kì I năm học 2017 -2018
Đề kiểm tra Toán + Tiếng Việt lớp 2 cuối học kì I năm học 2017 -2018
Đề kiểm tra Toán lớp 1 cuối học kì I năm học 2017 -2018
Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 1 cuối học kì I năm học 2017 -2018
Đề kiểm tra Toán + Tiếng Việt lớp 3 cuối năm học 2016 -2017
Đề kiểm tra Toán + Tiếng Việt lớp 2 cuối năm học 2016 -2017
Đề kiểm tra Toán + Tiếng Việt lớp 1 cuối năm học 2016 -2017
Đề kiểm tra môn Toán cuối năm 2016 - 2017 lớp 4
Đề kiểm tra môn Lịch sử & Đại lí cuối năm 2016 - 2017 lớp 4
Đề kiểm tra môn Khoa học cuối năm 2016 - 2017 lớp 4
Đề kiểm tra môn Khoa học cuối năm 2016 - 2017 lớp 5
Đề kiểm tra môn Toán cuối năm 2016-2017 lớp 5
Đề kiểm tra môn lịch sử & địa lý cuối năm 2016-2017 lớp 5
Đề kiểm tra môn Tiếng việt cuối năm 2016-2017 lớp 5
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ƯDCNTT TRONG DẠY HỌC - THI GIÁO VIÊN GIỎI LỚP 1
Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp ngành năm học 2021-2022
Thông tư 04/2014/BGDĐT ngày 28/02/2014 Thông tư ban hành Quy định quản lí hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
Luật số 43/2019/QH14 Luật Giáo dục
Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT Thông tư Quy định việc lựa chọn SGK trong cơ sở GDPT
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư ban hành chương trình GDPT
Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Thông tư ban hành Điều lệ trường Tiểu học
Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông
thông tư 17/2018/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học
Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/5/2016 Quy định về công tác y tế trường học
Thông tư 20/2018/TT-BGD&ĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Thông tư 14/2018/TTLT-BGD&ĐT Ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
thông tư 16/2017/TT-BGD&ĐT Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
thông tư 16/2017/TT-BGD&ĐT Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
thông tư 31/2017-BGD&ĐT hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông
123